Chọn ngựa Giống ngựa

Về ngựa chiến, theo tiêu chuẩn xưa đó phải là giống ngựa quý, thuần chủng, có bốn nước đại và ba đợt nhảy cao, chín đức tính tốt. Những ngựa chiến giỏi gồm: ngựa Thố (Thỏ), ngựa Câu (Ngựa Tơ), ngựa Kỳ (hay), ngựa Ký (Bền), ngựa Đề (Móng Thú), ngựa Tuấn (Đẹp), ngựa Lạc (Vui), ngựa Bảo (Quí), ngựa Phiêu (Béo). Những chiến mã nổi tiếng trong lịch sử thường là một trong các loại trên (còn được gọi là thần mã) như ngựa Bạch Long Câu, Xích Kỳ, Hồng Lư, Thiên Mã (của nhà Tây Sơn).

Tượng ngựa Đại Uyển thời Đường, đầu thế kỷ thứ 8

Đối với ngựa đua, phải là ngựa đực, khỏe, chạy nhanh, có dáng hình cao ráo, gân to, thịt săn chắc, chân thẳng và thon chắc, móng chụm, ngực nở, cổ vạm vỡ, khoáy không quá cao, răng trắng đều, bờm dày, lông đều và không được có nhiều màu sắc, sờ vào mượt như lụa. Những con ngựa còn lại, đặc biệt là ngựa lười nhác hay ngựa lai chỉ được dùng cho vận tải, liên lạc, cày bừa nông ngiệp và các công việc khác, những con ngựa đua không nên chọn là mặt béo, mắt sáng nhưng mí mắt quá dày, bờm dày, độ dốc móng thấp[4].

Những giống ngựa trận được các tướng soái thủa xưa quí chuộng vẫn thường là giống ngựa gọi là Thiên-Lý-Mã (Ngựa chạy ngàn dặm), như giống ngựa "Huyết Hãn Mã" Akhal-Téké, hay giống ngựa gọi là "Thiên Mã" như ngựa Jaf Ba Tư và ngựa thuần chủng Ả-Rập, nhập cảng từ các nước Trung Ðông (Ferghana, Turkménistan, Kurdistan, Ba Tư, A Phú Hãn) theo con đường buôn tơ lụa. Bảo mã thuần chủng Trung Đông mà Viễn Đông gọi là Thiên Mã được chọn theo 12 đức tính như sau: Ba Thứ Dài, Ba Thứ Ngắn, Ba Thứ Rộng và Ba Thứ Thanh.

  • Ba Thứ Dài: Cổ dài-Tai dài-Chân trước dài.
  • Ba Thứ Ngắn: Lưng Ngắn-Xương Đuôi Ngắn-Chân sau Ngắn.
  • Ba Thứ Rộng: Trán Rộng-Ngực Rộng-Mông Đùi Rộng.
  • Ba Thứ Thanh là: Da Thanh-Mắt Thanh-Móng Thanh.

Ngoài 12 đức tính nói trên, Bảo Mã đó còn phải có được thêm một Bâu Kiều cao và hai Hông sườn không có thịt. Hơn nữa, việc lựa chọn Ngựa tại nước Việt để huấn luyện thành Chiến Mã còn tùy thuộc vào những điều kiện khó khăn. Người ta không chọn các loại Ngựa Tía Lang Lô (Ngựa Tía có Dương-Vật sắc lang trắng) và loại Ngựa Ô Bướm Trán (Ngựa Ô có đốm lông sắc trắng trước trán).

Người ta không chọn những loại xoáy như: Xoáy O (Làm Quan mất chức, Nhọc lo đêm ngày); Xoáy Sầu Bi; Xoáy vành Tai; Xoáy Dạng Đôi; Xoáy Đau Bụng; Xoáy Đầu Âm; Xoáy Đùi (Hậu Xoáy Kiếm theo quan niệm là Hậu Kiếm tan-hoang cửa nhà); Xoáy Hoang-Tông (Ngựa có Xoáy Hoang-Tông như Mái Nhà Không Đòn Dông). Chọn loại Ngựa có « Bốn Xoáy Ống » (gọi là Tứ Trụ) và có các xoáy như: Một Xoáy Mặt; Hai Xoáy Gióng; Cặp Xoáy Minh Đường; Cặp Xoáy Dạng; Cặp Xoáy Dang. Cuối cùng, người ta tìm chọn loại Ngựa có những mang tính quý như: Tiền Xoáy Kiếm ("Tiền Kiếm thì sang, Hậu Kiếm tan hoang cửa nhà"); Xoáy Song-Quan; Cặp Xoáy Bá Đâng; Cặp Xoáy Mặt.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giống ngựa http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/the-gioi/10... http://www.doisongphapluat.com/to-quoc-xanh/kham-p... http://www.baogiaothong.vn/thu-choi-ngua-xa-xi-cua... http://baoquangngai.vn/channel/7944/201401/loai-ng... http://giaothongvantai.com.vn/giai-tri/van-hoa/201... http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/my-nhuc-dau-vi-n... http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/nhung-giong-ngua... http://danviet.vn/khoa-hoc/nam-ngo-ban-chuyen-cac-... http://danviet.vn/khoa-hoc/nhung-noi-ngua-noi-tien... http://nongnghiep.vn/phan-biet-giong-ngua-nuoi-pos...